Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Combo 7 Cuốn Của Tủ Sách Đời Người

 

Nguyễn Tử Siêu (1898 - 1965). Tên thật là Nguyễn Trọng Thoát. Xuất thân trong một gia đình nho học, thân sinh đỗ Cử nhân, bào huynh đỗ Tú tài Hán học, bản thân đã qua tam trường vào năm cuối chế độ thi cử cũ, chuyển sang thi cử bằng quốc văn. Nguyễn Tử Siêu hoạt động trong lĩnh vực viết văn, dịch thuật, dạy học và làm nghề đông y. Nhiều tác phẩm y dược của ông là tư liệu quý vẫn còn giá trị đến ngày nay.

Về tác giả:

“Lễ tiết của cổ nhân tuy phiền mà lễ ý của cổ nhân thời rất hay rất phải, dù cho đến muôn đời cũng không sao đổi được.”

Câu quote hay:

7 - Thiên thứ nhất tuy là dịch thuật của cổ nhân, nhưng những điều nào không hợp với phong tục ngày nay, thời xuống dưới bỉ nhân đều có câu bàn cho người xem dễ hiểu. Ở những lời bàn hoặc có lộ ý gì chê bai bài bác, là bỉ nhân đối với phong tục mà nói, chứ thật không có ý gì bài bác cổ nhân, mong rằng duyệt giả chư tôn cũng đừng trách bỉ nhân là “ẩm thủy vong nguyên” vậy.

6 - Lễ tiết của cổ nhân tuy phiền, mà “lễ ý” của cổ nhân thời rất hay, rất phải, dù cho đến muôn đời cũng không sao đổi được, vậy tuy có những điều dự nghĩ ở thiên thứ hai mà vẫn phải lấy thiên thứ nhất làm gốc.

Combo 7 Cuốn Của Tủ Sách Đời Người

5 - Phong tục mỗi ngày mỗi khác, thời lễ nghi tất cũng phải tùy theo phong tục mà đổi thay. Bởi thế bỉ nhân có những điều dự nghĩ, ở thiên thứ hai, là ý muốn cho hợp với phong tục đời này vậy.

4 - Quyển gia lễ về thiên thứ nhất, bỉ nhân1 do ở mấy quyển Chu văn công gia lễ, Tang lễ tiểu ký, Thọ mai gia lễ, Vạn hộc minh châu, Vân lâm gia lễ và Thông lễ mà lựa chọn biên dịch ra. Đem mà so sánh với từng quyển thời hình như không đúng, nếu so với tất cả bấy nhiêu quyển thời vẫn toàn là nguyên ý của cổ nhân vậy.

3 - Quyển Gia lễ này bỉ nhân chia làm hai thiên: Thiên thứ nhất: Tổng thuật các cách chế lễ của cổ nhân. Thiên thứ hai: Dự nghĩ mấy điều nên thay đổi thuộc về tang lễ. Bỉ nhân sở dĩ chia như thế là có ý muốn cho quốc dân ta ai cũng biết cái nguồn gốc cổ lễ; lại muốn cho quốc dân ta ai cũng không nên cố chấp cổ lễ vậy.

Trích đoạn hay:

Phần cuối đưa ra chỉ dẫn cách ghi chép gia phả.

Phần sau cuốn sách đề cập đến các nghi thức trong hôn lễ truyền thống và các lễ cần thực hiện từ lúc hai gia đình đến chào hỏi đến ngày tổ chức lễ cưới.

Bên cạnh đó còn đưa ra những điều nên bỏ hoặc thay đổi trong tập tục mai táng truyền thống không còn phù hợp với trình độ xã hội, gây phiền phức rườm rà.

Combo 7 Cuốn Của Tủ Sách Đời Người

Gia lễ chỉ nam tổng hợp nghi thức trong phong tục cổ truyền gia lễ (tức tục tang lễ, ma chay của người Việt Nam), dẫn giải rõ ràng về cách áp dụng ngày giờ cũng như những điểm xung hợp liên quan đến kẻ sống và người khuất theo quan niệm của người xưa, những thể thức, kể từ giờ phút người bệnh biến sắc diện bước sang thời kỳ hấp hối rồi lìa đời… Ngoài ra còn có các bài cúng, khấn trong lúc hành lễ để người đọc tham khảo.

6: Gia Lễ Chỉ Nam

Biết được điều này, hẳn La Fontaine rất hài lòng, bởi lẽ, ngụ ngôn của ông đã đạt đến tính phổ biến của nhân loại, thì mỗi nơi có một cách tiếp cận riêng với từng nhân vật ấy là lẽ tất nhiên. Thông điệp trong ngụ ngôn này là “Không bao giờ bán da con gấu khi chưa hạ được nó” hoặc “Chạy chẳng lợi ích gì, mà phải biết khởi hành đúng lúc”, “Nghi ngờ là mẹ của an toàn”, “Bụng đói thì không có tai” …thì đâu chỉ dân tộc Pháp mới cảm nhận như vậy, mà ở Việt Nam cũng thế thôi. Đặc biệt, loài vật của La Fontaine hiện ra dưới nét vẽ của Mạnh Quỳnh thật ngộ nghĩnh. Ngay cả con vật dữ tợn như sư tử, sói… cũng đều biết cười ! Và trông nét mặt chúng đáng yêu làm sao!”

“Xem La Fontaine - Thơ ngụ ngôn ta thấy hết sức thú vị. Chẳng hạn, với bài “Anh chàng đứng tuổi với hai chị nhân ngãi” - họa sĩ Mạnh Quỳnh vẽ người đàn ông khăn đóng, tay cầm ô; còn phụ nữ thì chít khăn mỏ quạ, tay cầm quạt. Ở bài “Truyện cô hàng sữa”, ông vẽ nhân vật chính là cô Perrette giống hệt hình ảnh cô gái quê đầu thế kỷ XX.

Những chỗ sai lầm đó, trong bản in này cũng xin cứ để nguyên không dám chữa. Lại in thêm cả nguyên văn tiếng Pháp ra cho ai nấy có thể khảo xét.”

“Tập dịch văn này tôi làm ra kể đã lâu năm lắm rồi, khi còn ít tuổi, chưa làm văn vần bao giờ, mà đọc qua thơ La Fontaine cũng phải cảm hứng, chấp chảnh nên vần, tuy lắm câu văn còn lấc cấc lắm, nhưng các bạn độc giả, cũng nhiều ông xét quá rộng cho là dụng công dịch lấy đúng. Đúng đây là đúng cái tinh thần, chứ không có nề gì những chữ hổ đổi làm sư tử, cái gậy đổi ra con chó, khiến cho những người thắc mắc được một cuộc vui, ngồi soi bói từng câu từng chữ, mà kể được ra có ba, bốn chỗ dịch lầm.

TRÍCH ĐOẠN HAY

Combo 7 Cuốn Của Tủ Sách Đời Người

Tác phẩm gồm trên 60 truyện thơ với văn phong dí dỏm và hàm súc đa nghĩa. Thơ ngụ ngôn của La Fontaine tiêu biểu cho bút pháp nhẹ nhàng linh hoạt, uyên bác, hài hước, và cũng mơ mộng, phóng túng. Thơ của ông mang tính chất dân tộc sâu sắc, là biểu tượng của nền văn hóa Pháp. Chính cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, gần gũi với người dân thường đã khiến cho thơ văn của ông giàu tính dân gian, giàu chất thơ của cuộc sống và sự thực tinh tế, sinh động. Khi ông miêu tả thiên nhiên hay viết về các loài thú, loài cây, về con cáo, chùm nho, con cừu, cây bắp cải cũng như thể hiện lòng nhân ái bao la của ông đối với người nghèo. Ông có kiến thức uyên bác về cả thiên nhiên và xã hội, giao thiệp rộng rãi với giới tri thức tự do, sống phóng túng, không thích gần gũi cung đình như nhiều nhà văn Cổ điển khác. La Fontaine có nhiều bài thơ nổi tiếng: Ve và Kiến, Quạ và cáo, Chó sói và cừu non, Thần chết và lão tiều phu, Con cáo và chùm nho, Gà trống và cáo, Ông già và các con, Gà mái đẻ trứng vàng, Thỏ và rùa, Chó thả mồi bắt bóng, Đám ma sư tử, Hội đồng chuột, Chúng phản ánh chân thực những mặt trái và tình huống của xã hội thời bấy giờ Xã hội loài vật trong ngụ ngôn tượng trưng cho xã hội Pháp thời đại La Fontaine sống, với các cung bậc, tầng lớp, những mâu thuẫn bộc lộ bản chất của xã hội đó: từ những người thấp cổ bé họng đến những vị quyền cao chức trọng.

5: Thơ Ngụ Ngôn La Fontaine

Aesop (khoảng năm 620-564 TCN) là nhà văn Hy Lạp, được xem là tác giả của rất nhiều câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới được truyền miệng và sưu tập qua nhiều thế kỷ, bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

TÁC GIẢ:

“Có những kẻ dốt nát song luôn muốn khoác lên người những danh hiệu cao quý.”

“Thường hàng xóm láng giềng, không biết mình bị khổ ở đâu, lại đi chúc mừng điều mình khổ nhất.”

“Chớ vội vui mừng trước vận may. Hãy nhớ là nó có thể thay đổi dễ dàng.”

Combo 7 Cuốn Của Tủ Sách Đời Người

Toàn bộ phần đúc kết cuối mỗi truyện đều có thể trở thành quote trích dẫn hay. Ví dụ:

CÂU QUOTE HAY

“Vì truyện ngụ ngôn là một thể loại văn học quần chúng, nên tất nhiên nó phản ánh tư tưởng của người dân bình thường về cuộc sống. Nó không có liên quan gì nhiều đến lý tưởng của đạo đức hoặc sự tìm kiếm cái hoàn hảo của các nhà triết học lớn thời cổ đại. Đạo đức mà những nhà ngụ ngôn muốn nhắn gửi chủ yếu là đạo đức xã hội, những cái làm cho cuộc sống dễ chịu hơn, ví như sự trung thành, lòng biết ơn, tính điều độ, sự nhường nhịn, sự cần kiệm … Đôi khi những bài học của ngụ ngôn cho ta không phải là những bài học luân lý mà chỉ là những lời khuyên khôn ngoan dựa trên sự quan sát hành vi của người đời.”

“Người xưa vốn sống gần gũi với thiên nhiên, vì vậy, lẽ đương nhiên họ nghĩ ra những câu chuyện miêu tả các cuộc phiêu lưu tưởng tượng của loài muông thú, nhân hóa chúng để nói lên suy nghĩ, triết lý con người. Nhân vật trong truyện ngụ ngôn được sáng tạo để dạy một bài học về luân lý hoặc sự khôn ngoan. Phương pháp truyện ngụ ngôn dùng để dạy cách xử thế khôn ngoan rất cô đọng, ngắn, gọn và có hiệu quả. Một truyện ngụ ngôn hay được toát lên trong chính cách kể của nó. Nó làm cho trí tưởng tượng của người đọc hoạt động và tự rút ra những kết luận cho riêng mình.”

TRÍCH ĐOẠN HAY

Trong quá trình lưu truyền đó, một số truyện đã bị mất đi nhưng cũng có một số truyện được thêm vào từ các nền văn hóa khác nhau, thể hiện sự ngưỡng mộ của nhân loại đối với trí tuệ sâu sắc của ông. Ngụ ngôn Aesop đã được trích dẫn bởi Socrates, Aristophanes và các nhân vật nổi tiếng khác, Aesop được người Hy Lạp kính trọng, dù ông có xuất thân nô lệ.

Ngụ ngôn Aesop là tập truyện ngụ ngôn được cho là do Aesop, một nhà văn Hy Lạp cổ đại sáng tác. Aesop đã được xem là tác giả của rất nhiều câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới và đã được truyền miệng và được sưu tập qua nhiều thế kỷ và bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau theo truyền thống kể chuyện vẫn tiếp tục đến ngày nay. Trong những câu chuyện này, động vật có thể trò chuyện và có tính cách con người, chẳng hạn như Thỏ và rùa, Kiến và châu chấu. Đây là một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt số lượng lẫn giá trị. Với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa, truyện ngụ ngôn Aesop hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Cuối một số chuyện còn là những thông điệp ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa nhằm nhắn nhủ bạn đọc những chân lý giản dị trong cuộc sống.

Combo 7 Cuốn Của Tủ Sách Đời Người

4: Truyện Ngụ Ngôn Aesop

Tại Trung Quốc, nhiều nhà nghiên cứu đã gọi Truyện Kiều bằng cụm từ "Việt Nam đệ nhất văn nghệ kỳ thư". Thậm chí, 2 nhà nghiên cứu Lưu Thế Đức và Lý Tu Chương còn công nhận rằng Truyện Kiều của Việt Nam nổi tiếng và được lưu truyền rộng rãi hơn so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân ở Trung Quốc.

- GS. TS người Đức Johan Dichman: "Với tác phẩm này, độc giả Đức tìm thấy một thế giới văn học mà cho tới nay họ chưa từng biết tới: trước mắt họ, thấm nhuần trong Truyện Kiều là cả một kho tàng nhân văn, đỉnh cao tuyệt vời của nền văn hoá dân tộc Việt Nam"
- Tại Hàn Quốc, theo PGS Lê Thu Yến, Truyện Kiều được độc giả tại đây xem trọng tới mức họ gọi tác phẩm Xuân Hương truyện của mình bằng cụm từ "Truyện Kiều của Hàn Quốc”. (Xuân Hương truyện cũng nói về một phụ nữ tài sắc, dù rơi xuống địa vị xã hội thấp kém nhưng vẫn giữ vẹn nhân cách).

- Dịch giả người Nhật Komatsu Kiyoshi: “Đây là một tác phẩm thơ trữ tình trường thiên chứa đựng rất nhiều tinh thần và văn hóa của người An Nam”

- Nhà thơ người Pháp René Crayssac: "Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác có thể so sánh với những kiệt tác của bất cứ quốc gia và thời đại nào"

- Cuốn sách duy nhất trên thế giới tạo ra quanh nó cả một loạt những loại hình văn hóa - gọi là Văn hóa Kiều - với các hình thức thật phong phú như: bình Kiều vịnh Kiều, bói Kiều, tập Kiều, đố Kiều, câu đối Kiều, hát nói tập Kiều, phú - văn tế Kiều, án Kim Vân Kiều, giai thoại quanh Truyện Kiều…

- Nằm trong danh sách “100 Essential Penguin Classics”

Combo 7 Cuốn Của Tủ Sách Đời Người

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA

Tuy kết duyên với Thuý Vân, Kim Trọng vẫn nhớ thương Kiều, chàng đã cất công đi tìm nàng. May mắn thay, chàng gặp được vãi Giác Duyên. Gia đình Kiều được đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “lấy tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ”.

Gia đình Kim Trọng có tang, chàng phải về quê chịu tang. Trong khi đó, cha Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Gia đình Kiều tan nát, Vương ông và Vương Quan bị tra khảo. Kiều phải bán mình để chuộc cha. Trước khi theo Mã Giám Sinh, nàng đã nhờ Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng đế không phụ tình chàng. Nhưng bi kịch chưa dừng lại ở đó. Hóa ra, Mã Giám Sinh với Tú Bà đều là những kẻ buôn thịt bán người. Ở lầu xanh, nàng đã toan tự sát nhưng không thành. Sau đó, Kiều tiếp tục bị Sở Khanh lừa tình, nàng cay đắng chấp nhận cuộc sống đầy tủi nhục. Tại đây, ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh cứu thoát. Nhưng Thúc Sinh đã có vợ là Hoạn Thư ở quê nhà. Biết chuyện của chồng, Hoạn Thư đã ngấm ngầm sai người đến bắt cóc Thuý Kiều về làm con ở rồi làm ra cảnh bắt Kiều hầu hạ hai vợ chồng mình trong tiệc rượu hàn huyên. Bị đánh ghen một cách tàn nhẫn, Kiều bỏ trốn đến nương nhờ cửa Phật. Chẳng may sư trụ trì vô tình gửi nàng cho Bạc Hạnh – một kẻ cùng nghề với Tú Bà, Kiều lại bị rơi vào lầu xanh một lần nữa. Tại đây, Kiều gặp Từ Hải – một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất. Từ Hải cứu Kiều khỏi lầu xanh rồi giúp nàng báo ân báo oán. Vì một chút sơ sẩy, Kiều bị Hồ Tôn Hiến, một mệnh quan triều đình lừa nên đã hại Từ Hải chết đứng giữa trận tiền. Nàng còn bị Hồ Tôn Hiến ép hầu rượu suốt đêm rồi đem gả cho một gã thổ quan. Trên đường ngồi kiệu hoa, nàng đã trầm mình xuống sông Tiền Đường. May sao, nàng được vãi Giác Duyên cứu vớt.

Sau khi gặp Thuý Kiều ớ buổi Thanh minh, Kim Trọng dò la tin tức của nàng rồi dọn nhà đến gần nhà Kiều và tìm cách làm quen. Nhân buổi cha mẹ vắng nhà, Kiều sang nhà Kim Trọng tâm tình. Mối tình giữa hai người nảy nở tốt đẹp, họ vừa yêu vừa trọng nhau rất mực. Họ đã thề nguyền và trao vật đính ước với nhau.

Vương Thúy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn. Nàng xuất thân từ một gia đình trung lưu, dưới Kiều còn hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong Tết Thanh minh, Kiều cùng hai em đi tảo mộ. Trong dịp này nàng gặp Kim Trọng – một chàng trai “Phong tư tài mạo tót vời / Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”. Hai người vừa gặp nhau “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Cũng trong dịp này, Kiều gặp nấm mồ vô cùng hiu quạnh, nàng cảm cảnh mà khóc than cho số phận của người kỹ nữ ấy. Trở về nhà, nàng được linh hồn Đạm Tiên báo trước cho những giông bão đời mình.

Đoạn trường tân thanh, thường được biết đến với tên Truyện Kiều, là một truyện thơ của đại thi hào Nguyễn Du. Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3.254 câu. Câu chuyện dựa theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một thi sĩ thời nhà Minh, Trung Quốc.

Combo 7 Cuốn Của Tủ Sách Đời Người
  • Truyện cổ dân gian Nga thực sự là một suối nước kỳ diệu chảy không ngừng, hồi sinh, an ủi và soi sáng cho tất cả những ai đã đọc nó Những câu chuyện mang dấu ấn độc đáo của văn hóa Nga. - Tạp chí Time
  • Một cuốn sách đẹp. Tôi giới thiệu nó cho tất cả độc giả ở mọi lứa tuổi, những người quan tâm đến câu chuyện dân gian và những phẩm chất độc đáo của nó. - The New York Times

3: Truyện Kiều

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA

 

Tên một số truyện: Người lính và nhà vua; Mèo và cáo; Công chúa ếch; Nàng Vát-xi xinh đẹp; Hoàng tử I-van, con chim lửa và chú sói xám.

Tuyển tập các truyện cổ tích và truyện dân gian của Nga. Các câu chuyện xoay quanh các nhân vật như: hoàng tử - công chúa - cô gái xinh đẹp - mụ phù thủy - các loài vật… Đem đến một thế giới phong phú, đầy tính tưởng tượng không chỉ hấp dẫn các bạn nhỏ mà cả người lớn.

NỘI DUNG CHÍNH

2: Truyện cổ dân gian Nga

Combo 7 Cuốn Của Tủ Sách Đời Người

VỀ TÁC GIẢ
Nguyễn Văn Ngọc (1/3/1890 - 26/4/1942) tự Ôn Như là nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam. Ông đặc biệt say mê nền văn hoá dân gian, đã giành cả cuộc đời để sưu tầm, khai thác và phổ biến nền văn học dân gian.

“Thành trì cổ có sụp đổ, vùi dập xuống đất còn hòng có lúc, có người đào bới, mô phỏng mà xây đắp lại được. Chớ những truyện cổ, không ai ghi chép, cứ để trong lời nói, trong cái lối gọi là “truyền khẩu, truyền tụng” mà đã quên đi, là mất hẳn, sau này thật không tài nào cứu vớt, gây dựng lại cho được.”

CÂU QUOTE HAY
“Làm người nước Nam nên biết truyện cổ nước Nam. Tinh thần người Nam hiện ra ở đấy, tinh hoa nước Nammuốn lưu lại cũng ở đấy.”

“Giữa lúc cổ, kim xung đột, kim có thế mạnh, như muốn nuốt cổ, mà ta cố lựa lọc giữ một vài phần hay trong những cái cái cổ của ta, nó khiến ta bao giờ cũng phải nhớ ta là ta, không phải là ai, thì cái công việc ta làm quyết nhiên không phải là vô ích.
Làm người nước Nam nên biết truyện cổ nước Nam. Tinh thần người Nam hiện ra ở đấy, tinh hoa nước Nammuốn lưu lại cũng ở đấy.”

TRÍCH ĐOẠN HAY
“Đồ cổ, xưa nay thiên hạ trân trọng, bất cứ là đồ sành, đồ sứ, đồ đồng, đồ thiếc, đồ gỗ, đồ son, đồ ngọc ngà, hay bức tranh, nét chữ hầu hết là đồ của người Tàu, từ các đời xưa nào bên Tàu để lại cả.
Còn những truyện cổ chúng tôi sưu tập đây chúng tôi dám quyết rằng thật là của riêng của nước Nam, tự người Nam sáng tác, sản xuất ra, chứ không phải đi vay, đi mượn, nhờ vả vào ai mà được. Một chứng cớ rõ ràng: hơn 120 truyện trong sách, không có mấy truyện là không hàm một đôi câu thành ngữ hay sáo ngữ, ca hát hay phong dao bằng tiếng Nam, nghĩa là một thứ tiếng riêng nó làm cho nước Nam mới thật là nước Nam vậy. Gián hoặc có một đôi truyện, phảng phất tương tự giống như truyện Tàu thì chẳng qua cũng chỉ là bất kỳ ngẫu nhiên mà thôi. Còn bảo có nhiều truyện tất đã chịu một cái ảnh hưởng xa xôi tự ngoài đem vào, thì cái ảnh hưởng đó chắc là do từ đạo Phật bên Ấn Độ tràn sang, hơn là của đạo Khổng bên Trung Quốc đưa lại. Vả chăng đã là người, dù ở phương đông hay phương tây, dù phân da trắng hay da vàng, cũng là thuộc về một nhân loại, cũng cùng chung một tư tưởng như nhau được. Vậy người nước Nam cũng là người có một cái óc, cái tâm tính như người, thì há lại không tự nghĩ ngợi, phát minh nên được một cái gì giống như người hay sao!”

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA
“Truyện cổ nước Nam” gồm hai quyển “Người ta” và “Chim muông”. “Người ta” kể những chuyện liên quan đến con người. Ảnh hưởng của văn hóa Hán rất ít thấy bởi chúng được dẫn giải bằng tục ngữ, ca dao, lối ăn nói của người nông dân. “Chim muông”, với nhân vật là các loài vật, lại càng hồn nhiên dân dã, dễ đọc với bạn nhỏ, nhưng nhiều chuyện càng nghĩ càng thấy thâm thúy.
- Nhà văn Trần Chiến

Một công trình lớn của Nguyễn Văn Ngọc là Truyện cổ nước Nam (1934), sưu tầm và phóng tác theo những truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn dân gian và truyện cười dân gian. Bộ sách gồm 2 tập, trong đó 1 quyển kể về con người, và 1 quyển kể về các loài chim muông. Truyện cổ nước Nam được nhà văn kể theo cốt truyện mà ông sưu tầm được với quan điểm nhân văn trong sáng, được nhiều tầng lớp độc giả yêu thích.
Truyện cổ nước Nam tập hợp hơn 200 truyện cổ, sự tích về con người và muôn loài nước Việt đã lưu truyền trong đời sống dân gian từ xa xưa cho đến tận ngày nay, được học giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc dày công lưu giữ, tuyển chọn và biên soạn. Đó là những truyện cổ làm cho “nước Nam mới thật là nước Nam vậy”, “một kho vàng vô giá của ông cha để lại làm cái vốn rất quý cho con cháu”, bởi “làm người Nam nên biết truyện cổ nước Nam. Tinh thần người Nam hiện ra ở đấy, tinh hoa nước Nam muốn lưu lại cũng ở đấy”.

Combo 7 Cuốn Của Tủ Sách Đời Người

1. Truyện Cổ Nước Nam

Combo 7 Cuốn Của Tủ Sách Đời Người

Từ khóa tìm kiếm