Tải sách – Download sách Côn Đảo Từ Góc Nhìn Lịch Sử của tác giả Nguyễn Đình Thống thuộc thể loại Lý Luận Chính Trị miễn phí định dạng PDF, EPUB, MOBI.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

    Mời bạn đón đọc

     

    Hơn một phần tư thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày hoàn toàn giải phóng, Côn Đảo được bảo tồn như một di tích lịch sử lớn của đất nước. Hàng vạn lượt du khách trong và ngoài nước đã đến đây để suy ngẫm về sứ mệnh "khai hoá văn minh" của người Pháp và "bảo vệ tự do" của người Mỹ, để hiểu được cái giá mà các thế hệ tiền bối đã phải trả cho độc lập, tự do của Tổ quốcì. Mỗi di vật trên hòn đảo chứa đầy di tích này luôn nhắc nhở con người biết trân trọng quá khứ.

    *

    Xa xưa, những người tù làm khổ sai trên con đường này đã tìm mọi cách lén đem về trại những đọt bàng non hoặc trái bàng xanh để làm thuốc chữa bệnh kiết lị và tăng thêm nguồn sinh tố cho những bạn tù đang kiệt quệ. Lá bàng khô cũng là món quà quý chia nhau dùng vào việc vệ sinh, và lãng mạn hơn, để chép thơ tặng nhau. Gốc cây, khe đá là những hộp thư để chuyển cho nhau tin tức, vật dụng hiếm hoi có được. Cụ Tôn Đức Thắng trong những năm làm thợ máy tại Sở Lưới đã gửi qua hộp thư ấy từng lọ mắm tép nho nhỏ, từng lon cá vụn kho mặn cho các đồng chí bị cấm cố. Mỗi thước đường, mỗi gốc cây, gộp đá trên hòn đảo này đều chứa đựng những điều bí ẩn và kỳ thú.

    *

    Cầu Tàu từng chứng kiến niềm hân hoan của hơn 2000 tù chính trị giải phóng vào tháng 9-1945, khi chiếc canô do người thợ máy Tôn Đức Thắng cầm lái dẫn đoàn tàu thuyền của Ủy ban hành chính Nam bộ ra rước chính trị phạm Côn Đảo. Ba mươi năm sau, Cầu Tàu lại rợp bóng cờ bay, đón hơn 4000 tù chính trị giải phóng, lần lượt trở về đất liền vào tháng 5-1975. Đã có hàng chục vạn lượt tù nhân đặt chân lên Cầu Tàu trong những chuyến lưu đày. Hàng vạn người vĩnh viễn không trở về...

    Vào một chiều cách đây 30 năm, ngày 27-2-1965, 57 tù chính trị trong một kíp làm khổ sai, đã đánh chiếm chiếc tàu Thương Cảng Sài Gòn số hiệu TCS.131, bắt toàn bộ nhân viên rồi đoạt canô nhỏ trở về vùng giải phóng ngay trong đêm ấy. Những gộp đá tại Cầu Tàu đã giúp họ giấu hàng chục thanh sắt nhọn để rồi chuyển lên xà lan trước giờ khởi sự.

    *

    Bây giờ, những phiến đá mang đầy kỷ niệm đau thương ấy bình yên soi mình trước tấm gương xanh trải rộng trong vịnh Côn Lôn, trầm lặng và kiên nhẫn. Nhiều du khách đã ngồi rất lâu trên những tảng đá ấy, đắm chìm suy tư vào quá khứ trước biển cả gợn sóng biếc xanh, đổi muôn sắc màu huyền ảo theo góc soi của trời chiều ngả dần trên Núi Chúa.

    Sâu lắng nhất đọng lại là những phiến đá. Hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu tảng đá ngổn ngang, sắp lớp theo kè ngang, kè dọc. Cụ Võ An Ninh, nhà nhiếp ảnh lão thành đã ba lần ra đảo, mê mẩn nâng ống kính trước những tảng đá. Những tảng đá lớn hàng thước khối, nặng nhiều tấn kia đã làm kiệt quệ và đè nát bao nhiêu thân tù khi họ xeo chúng từ Núi Chúa về đây. Bọn gác ngục người Pháp có lối giết tù bằng lao động khổ sai. Xeo đá, tảng lớn: 12 người. Xeo không nổi, chúng đánh một trận rồi bớt ra 2 người, bắt xeo. Không nổi lại đòn, lại bớt người, xeo tiếp. Không xeo được sẽ chết vì đòn roi, xeo được thì chết vì kiệt sức.

    *

    Tháng 9-1945, hơn 2000 tù chính trị còn sống sót sau những năm khủng bố trắng đã nổi dậy giành quyền làm chủ Côn Đảo và trở về đất liền tham gia kháng chiến. Gần 1000 tù thường phạm còn lại được sinh sống tự do, bình đẳng với số công chức và gác ngục. Ngày 18-4-1946 thực dân Pháp tái chiếm Côn Đảo, lập lại nhà tù. Số lượng tù nhân kháng chiến bị giam giữ ở đây trung bình là 2000 người. Thời Mỹ - Ngụy, số lượng tù nhân Côn Đảo tăng dần từ 4000 đến mức 8.000 vào những năm 1967-1969 và gần 10.000 trong những năm 1970-1972.

    Trong 50 năm đầu, con số tù nhân ở nhà tù Côn Đảo biến động ở mức trên dưới 1000 người. Trong 15 năm tiếp theo, số lượng tù nhân ở đây dao động mức trên dưới 2000. Thời Pháp thuộc, nhân số nhà tù tăng lên cao nhất vào thời điểm sau cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ (23-11-1940). Báo cáo ngày 15-1-1943 của nhà tù cho biết nhân số hiện hữu là 4403 người. Hàng ngàn người tù đã chết trong những năm khủng bố ác liệt này.

    Trong 20 năm sau cùng của nhà tù này, Mỹ nguỵ đã tăng qui mô từ 4 trại lên 8 trại. Trại V được xây dựng năm 1962. Trại VI, Trại VII và Trại VIII được xây dựng gần như cùng một lúc, vào năm 1968, hoàn thành cơ bản vào cuối năm 1970. Ba trại giam này được ngân sách MACCORD (chương trình viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ) chi tiền, chuyên gia xây cất nhà tù của Mỹ thiết kế và Hãng thầu Mỹ RMK- BRJ xây cất. Trại IX cũng đã được đổ móng, đúc cột rồi bỏ dở khi hãng RMK-BRJ rút khỏi Việt Nam (1972).

    Trong hơn nửa thế kỷ đầu, nhà tù Côn Đảo chỉ có một trại giam (Bagne NoI). Banh II được khởi công năm 1917, đưa vào sử dụng năm 1928. Banh III tiếp tục được xây dựng và được sử dụng năm 1939. Banh phụ của Banh III cùng 2 dãy Chuồng Cọp được sử dụng từ năm 1944.

    Nhà tù Côn Đảo được thiết lập theo Nghị định ngày 1-2-1862 của Đô đốc Bonard để giam những người yêu nước, chống Pháp. Trung úy Félix Roussel được chỉ định làm Chỉ huy trưởng quần đảo kiêm Quản đốc đầu tiên của Nhà tù Côn Đảo.

    *

    Côn Đảo từng nổi tiếng là "địa ngục trần gian" ở xứ Đông Dương, song những ai đã một lần đặt chân đến đều không sao quên được vẻ đẹp say mê lòng người, những cảnh sắc kỳ thú của biển trời, đồi núi, rừng cây, bờ bãi mà thiên nhiên ban tặng. Một rặng vông đỏ rực soi bóng trên bãi Đầm Trầu, một bầy Vích con bò lổm ngổm trên bãi cát trước thung lũng Hòn Cau, một đợt sóng trào sôi ập vào cửa Đầm Tre giữa mùa gió chướng đều có thể đưa con người đắm chìm vào thiên nhiên với những cảm giác hùng vĩ, mênh mang và sâu lắng. Mười sáu hòn đảo quây quần bên nhau giống như một hạm đội tiền tiêu canh giữ vùng biển, vùng trời Tổ quốc.

    Cách Vũng Tàu 97 hải lí, Côn Đảo gồm 16 hòn đảo, sừng sững trấn giữ vùng biển Đông Nam của Tổ quốc với những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng tiềm năng giàu có của biển, của rừng. Nằm trên tọa độ 8o47'57'' vĩ độ Bắc, 106o36' kinh độ Đông, tổng diện tích là 76,71 km2, quần đảo mang tên hòn đảo lớn nhất: đảo Côn Lôn với tên thường gọi là Côn Đảo

    Măc dầu vậy, phần lớn du khách vẫn thích đến Côn Đảo bằng tàu thủy. Tàu nhổ neo lúc chiều tà, hoàng hôn đổ bóng trên giàn cọc đáy lặng lẽ bên hàng dừa Bãi Trước (Vũng Tàu). Bình Minh vừa hé lên, tàu cặp bến Côn Đảo.

    Côn Đảo Từ Góc Nhìn Lịch Sử

    Sau 55 phút bay từ Vũng Tàu hoặc Thành phố Hồ Chí Minh, bạn sẽ đặt chân lên sân bay Cỏ Ống. Xe đã chờ sẵn để đưa bạn về trung tâm thị trấn. Những cảm giác bồng bềnh của trời mây sẽ tan biến khi bạn hòa nhập vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ ngay trên con đường quanh co bên sườn núi, soi bóng dưới vịnh Cỏ Ống biếc xanh.

    Côn Đảo Từ Góc Nhìn Lịch Sử

    Từ khóa tìm kiếm