Tải sách – Download sách Bên Lề Sách Cũ của tác giả Vương Hồng Sển thuộc thể loại Tiểu sử - Hồi ký miễn phí định dạng PDF, EPUB, MOBI.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Vương Hồng Sển (1902 - 1996), bút hiệu Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai, là một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng. Ông được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam và rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam. Khi qua đời, ông đã hiến tặng ngôi nhà - vốn được gọi là Vân đường phủ, và toàn bộ sưu tập đồ cổ của mình cho Nhà nước Việt Nam (tổng cộng 849 cổ vật khác nhau) với hy vọng thành lập một bảo tàng mang tên ông. Năm 2003, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố ngôi nhà này tại địa chỉ số 9/1 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Một số tác phẩm của Vương Hồng Sển: Thú chơi sách (1960); Hồi ký 50 năm mê hát (1968); Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa (1972); Tạp bút năm Nhâm Thân 1992 (1992); Tạp bút năm Quí Dậu 1993 (1993); Tự vị tiếng Việt miền Nam (1994)...

Thông tin tác giả

Không chỉ chi li tìm kiếm những sai sót để phê phán thẳng thắn, không tiếc những lời lẽ nặng nề bộc trực của người đọc thất vọng về những bản sách quá nhiều lỗi nặng, mà đôi khi Cụ Vương còn tỏ bày sự hoan hỉ khi đọc những cuốn sách, những bài viết dày công phu của bạn hữu cùng thời như Lê Hương với cuốn Người Việt gốc Miên (xuất bản năm 1959), Nguyễn Hiến Lê với thiên ký sự 7 ngày trong Đồng Tháp Mười, học giả Lê Thọ Xuân với lối phê phán dịch thuật “hấp dẫn, đọc vui”...

Bên cạnh việc đọc, ghi chú một cách tỉ mỉ, với tư cách độc giả, Vương Hồng Sển còn lần tìm lại lịch sử, văn hoá Khmer (ông viết là Cơ-me), đi thâm nhập thực tế nghiên cứu cơ chế ngữ âm, thổ ngữ, lần dò theo giai thoại, điển tích các vùng miền... Vàm (trong Vàm Cỏ) là gì, tại sao nguồn sông Sài Gòn thì được gọi là Thuỷ Vọt chứ không phải là Thuỷ Bột hay Băng Bột như trong bản dịch của Tu Trai và Nguyễn Tạo, vì sao Gò Vắp chứ không phải Gò Bôi như cách dịch của Thượng Tân Thị; chỉ ra, giải nghĩa những địa danh Việt gốc Miên như Sốc Trăng (từ chữ Srok khléang, nghĩa là sốc có kho bạc), Sa Đéc (từ chữ Psar dek: chợ bán sắt), Mỹ Tho (Mé-sâ: người con gái có nước da trắng), Cần Thơ (Prek Rusei: sông tre), Bến Tre (kompong rusei: vũng tre), Cà Mau (Tuk Khmau: nước đen) hay rạch Bến Nghé (kompong kau-krabey: vũng trâu nghé)...

Bằng việc đọc - phê phán, Cụ Vương Hồng Sển đã chỉ ra rất nhiều sơ suất, qua loa trong việc biên khảo, dịch thuật của nhiều người trong chốn học giới, trong đó, có cả những tên tuổi bấy lâu được coi khả tín, đứng tên trên những công trình quan trọng. Cụ vui vẻ tự nhận đó là việc “câu cua”: “Có câu ví: “Hãy cho bền chí câu cua, dầu ai câu chạch câu rùa mặc ai!” Và nghề “câu cua” của tôi là thu mót từ tập sách, cuốn sách bày bán bên lề, và “câu cua” cũng là lối viết bên lề tờ sách, miễn đừng đụng chạm?” Cụ Vương dành phần lớn dung lượng cuốn Bên lề sách cũ để bàn luận về các địa danh bị phiên âm, diễn giải sai trong những cuốn sách quan trọng về Nam kỳ. Đó là sự “tá hoả tam tinh” trước những bản dịch Nam kỳ lục tỉnh địa dư chí (Lê Quang Định soạn, Thượng Tân Thị dịch), Gia Định thành thông chí của sử gia Trịnh Hoài Đức (do Tu Trai và Nguyễn Tạo dịch) và cả cái sai do sự thiếu xác minh ở cuốn sử mới Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 của Tạ Chí Đại Trường...

Bên Lề Sách Cũ

Vương Hồng Sển trước sau là một tác giả lớn của miền Nam, người Sa Ðéc, sống và viết ở Sài Gòn. Những gì Cụ viết ra là đời sống của Cụ, là lịch sử biên niên từ nhỏ tới lớn, tới khi qua đời, và về những gì Cụ thấy. Các tác phẩm của Cụ tập trung tái hiện và lưu giữ lịch sử của một nền văn hóa nhân văn. Chúng được viết lại bởi một tấm lòng chân thành, đơn giản, với kinh nghiệm thực tế “điền dã,” và với tâm tình ưu ái về các thế hệ sau. Vì không phải là một thương gia, một chính ủy, một nhà cai trị, Vương Hồng Sển thông suốt đời sống với sách vở quí, với mỹ thuật nghìn đời, vừa chơi sách chơi cổ ngoạn, vừa viết sách và thu thập bảo trì... Những cuốn sách của Cụ Vương Hồng Sển luôn cho thấy một cốt cách học giả uyên bác, nghiêm cẩn, song, cũng rất bình dị, tự tại trong phần việc của một độc giả yêu thích và sống hết mình vì sách. Độc giả thế hệ hôm nay có thể hiểu rõ hơn về quan điểm sống cũng như cốt cách của Cụ thông qua nhiều ấn phẩm quý giá, chẳng hạn như Bên lề sách cũ

Bên Lề Sách Cũ

Từ khóa tìm kiếm