CHÂN TRỜI CŨ – HỒ DZẾNH -

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

 

Chân trời cũ là tập hợp chân dung những mảnh đời nhọc nhằn, khổ ải: có nỗi long đong của những người mang thân lưu lạc xứ người, có nỗi vất vả của đời sống mưu sinh cơ cực, có nỗi cay đắng của gia đình khi thất thế, sa sút, có nỗi tủi hờn của những số phận thiệt thòi, có nỗi bế tắc của những kiếp sống chừng như vô hướng. Và còn cả những bất hạnh, những bi kịch đổ ập xuống ngay cả khi tưởng con người đã thỏa hiệp với đời hoàn toàn. Nhưng ngay cả khi ấy, Hồ Dzếnh cũng không lựa chọn một giọng điệu bi cảm thống thiết để kể lại những biến cố đau buồn; giọng điệu trong Chân trời cũ nghiêng về một sắc thái xót xa nhưng thâm trầm, chấp nhận, như thể những thống khổ kia không chỉ là định mệnh của riêng ai mà là một trạng thái phổ quát của nhân sinh. Có thể việc đi theo tôn giáo – như chính tác giả đã thuật lại ở một vài tác phẩm ngay trong tập truyện này – có ảnh hưởng nào đó chăng đến sắc thái giọng điệu chủ đạo của Chân trời cũ? Tuy nhiên, điều đó mới chỉ là giả thiết. Trong truyện ngắn “Vừa một kiếp người”, ta đọc được đoạn văn này: “Nhìn lên tượng Chúa, tôi thấy tự đấy tỏa ra một lẽ thiêng liêng, nhân từ và đẹp đẽ. Tôi nhìn vào trong hồn, hình ảnh một tù nhân của đời xổ tóc, ngày ngày nhìn ra mây gió, làm tôi đoạn lòng”.

Về mặt thể loại, có thể xem Chân trời cũ là một tác phẩm tự truyện. Toàn bộ tập truyện là những hồi ức về tuổi thơ, về quê hương, về gia đình của tác giả. Chân trời cũ không chỉ là những chân dung bằng ngôn từ về những người thân trong gia đình mà còn là chân dung tự họa của chính tác giả: một người giờ đã trưởng thành, sống đời tha phương, nếm mùi son phấn và phù hoa chốn kinh kỳ cũng như trải nghiệm đủ tổn thương, cay đắng, ngồi viết lại những hoài niệm để như soi gương nhìn lại chính mình thời thơ bé. Cậu bé Hồ Dzếnh, qua những mẩu tự thuật này, vốn là đứa trẻ giàu lòng trắc ẩn, nhạy cảm với đời sống, đặc biệt là những nỗi khổ của những người xung quanh nhưng cũng có lúc vẫn vô tâm nên không để ý, không nhận thấy những nối khổ ấy, thậm chí vô tình làm tổn thương họ.

CHÂN TRỜI CŨ – HỒ DZẾNH -

***

Bản in theo Tiếng Phương Đông ra mắt năm 1946.

Bốn. CHÂN TRỜI CŨ – HỒ DZẾNH.

“Tôi không làm thơ đâu.” Hồ Dzếnh đã giãi bày như thế ngay ở những dòng đầu tiên của truyện ngắn mở đầu tập Chân trời cũ (1942). Lời giãi bày ấy như một xác nhận: những câu chuyện trong truyện ngắn này đều không tô đậm kịch tính hay cố gắng thi vị hóa, chúng là những tự sự mộc mạc, được kể lại bằng một lối viết dung dị và một giọng điệu mang hơi hướng tự thú. Như sau này, Hồ Dzếnh có chia sẻ với nhà nghiên cứu văn học Văn Tâm về xúc cảm thôi thúc ông viết tập Chân trời cũ: “Tôi chỉ viết khi nào tôi hối hận”[1]. Hối hận là thứ cảm xúc chỉ có thể nảy sinh từ sự chân thành, từ sự nghiêm khắc, không dễ tự tha thứ cho chính mình và từ ý thức trách nhiệm ở con người. Chính thứ tình cảm đạo đức này là cội nguồn của chất trữ tình thấm đẫm trong tập truyện và cũng là yếu tố tạo nên “ma lực” (chữ dùng của Văn Tâm) của những câu chuyện mà đối với tác giả, trước khi mang một ý nghĩa văn chương nào đó, chúng giống như một lời sám hối, một lời tạ lỗi đối với những người thân của ông.

CHÂN TRỜI CŨ – HỒ DZẾNH -

Vơi bộ VIỆT NAM DANH TÁC của Nhã Nam – thì bạn nên lưu tâm tới việc họ tìm được ấn bản xưa – cổ - tuyệt tích – để làm văn bản gốc.

Bộ Việt Nam danh tác – tiếp tục tái bản và ra thêm đầu sách mới. Trong đợt 6 cuốn phát hành đợt này, có 02 tác phẩm lần đầu ra mắt.

Từ khóa tìm kiếm