Tải sách – Download sách Yukio Mishima tác phẩm văn học: Chết giữa mùa hè + Tiếng triều dâng + Khao khát yêu đương + Lời tự thú của chiếc mặt nạ của tác giả Mishima Yukio thuộc thể loại Tiểu Thuyết Phương Đông miễn phí định dạng PDF, EPUB, MOBI.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Ngày 25 tháng 11 năm 1970, ông tự sát tại doanh trại Ichigaya của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, sau khi hoàn thành những trang cuối bản thảo “Năm dấu suy của người trời” – tập thứ 4 trong tác phẩm trường thiên Biển phì nhiêu.

Các tác phẩm của Mishima Yukio đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được yêu thích trên toàn thế giới.

Ông sinh tại Tokyo, tốt nghiệp khoa Luật Đại học Tokyo năm 1947, sau đó làm việc cho Bộ tài chính. Sau 9 tháng, ông từ chức và bắt đầu viết văn.

Các tác phẩm tiêu biểu: Khát vọng yêu đương (năm 1950), Tiếng triều dâng (năm 1954, giải thưởng Văn học Shinchosha), Kim các tự (năm 1956, giải thưởng Văn học Yomiuri), Sau bữa tiệc (năm 1960)…

Tiếng Triều Dâng

“Cậu ôm trọn cơ thể cô gái vào lòng. Họ nghe thấy trong tấm thân trần trụi của người kia nhịp tim đang đập dồn dập. Chàng trai vẫn chưa thỏa khát khao, một nụ hôn dài càng hành hạ chàng, nhưng bất chợt từ lúc nào, nỗi khổ tâm trong lòng đã trở thành cảm giác hạnh phúc lạ lùng. Ngọn lửa hơi yếu đi thỉnh thoảng lại bập bùng. Đôi trai gái trẻ lắng nghe tiếng lửa và cả tiếng rú rít của cơn bão vút qua cửa sổ trên cao hòa nhịp cùng tiếng hai trái tim đập rộn ràng. Giờ đây, đối với Shinji, cơn say men tình lâng lâng bất tận này, tiếng sóng gầm gừ dữ tợn ngoài kia, tiếng gió lay những ngọn cây run rẩy, tất cả dường như đang dâng trào mãnh liệt trong cùng một âm sắc cao vút của thiên nhiên. Trong lòng chàng trai chan chứa một niềm hạnh phúc thuần khiết khôn nguôi.”

TÁC GIẢ: MISHIMA YUKIO (1925-1970)

Khao Khát Yêu Đương

Với KHAO KHÁT YÊU ĐƯƠNG, Yukio Mishima đã khắc họa một tấn bi kịch về nỗi ghen tuông, sự phản trắc và những ẩn ức nhục dục thầm kín của con người. Khi tình yêu bị bóp nghẹt, khi những ham muốn bị kềm tỏa, khi hơi ấm hóa lạnh lẽo trong đêm, liệu con người ta có biết trong lòng họ tự bao giờ đã nuôi lớn một nỗi khát khao cháy bỏng đến rợn người, một nỗi khát khao tàn khốc, tăm tối, hủy diệt? Nhạy bén qua từng câu chữ, sắc sảo trong từng tình huống, Mishima đã kể một câu chuyện đầy ngột ngạt, u uẩn, mà cũng muôn phần sâu lắng.

Văn chương của Mishima uyển chuyển, tinh tế, kết hợp nhuần nhuyễn những ảnh hưởng của Đông phương và Tây phương, của truyền thống lẫn hiện đại. Nhưng với lý tưởng tôn quân bảo hoàng cùng tư tưởng cực đoan cá nhân, văn tài của ông bị xem là chỉ nở ra những bông hoa ác, bởi thế, văn chương và con người Mishima luôn là đối tượng để mổ xẻ nghiên cứu của các nhà phê bình và người đọc trên khắp thế giới.

Chết Giữa Mùa Hè

Chết Giữa Mùa Hè là tập truyện kết tinh những lý tưởng sống cốt lõi cùng những góc khuất ẩn ức thậm sâu trong con người Yukio Mishima. Đó là sự ngợi ca và nỗi ám ảnh thường trực dành cho cái chết, là tiếng khóc hoan lạc và bi ai của những tâm hồn đang yêu muốn được giải phóng khỏi sự hạn hẹp của giới tính và xác thịt, là nỗi cô đơn vĩnh cửu của nhân loại lúc bình.

Yukio Mishima: Khao khát yêu đương + Chết giữa mùa hè + Lời tự thú của chiếc mặt nạ + Tiếng triều dâng

Yukio Mishima tác phẩm văn học: Chết giữa mùa hè + Tiếng triều dâng + Khao khát yêu đương + Lời tự thú của chiếc mặt nạ

Lời Tự Thú Của Chiếc Mặt Nạ

Khi cuốn tiểu thuyết Lời tự thú của chiếc mặt nạ được xuất bản, ngay lập tức Yukio Mishima đã xác lập được vị thế của mình trong văn giới. Văn hào Kawabata lập tức ca ngợi cuốn sách và xem Yukio Mishima là "niềm hy vọng của thập niên 50”. Bằng lời thú tội không một chút giả dối, không một chút định kiến, không cần tự biện minh, Mishima thong dong dẫn dắt bạn đọc khám phá các đối cực của tâm lý, đi sâu vào ham muốn tính dục, đưa người đọc vào một cuộc hành trình hướng về bóng tối trong thẳm sâu bản chất người. Đằng sau lời thú tội, gỡ đi lớp mặt nạ giả tạo, người ta phải dùng bộ mặt thật để đối diện, khám phá những điều thiêng liêng của sự tồn tại, khát vọng sống và hướng về một cái chết đẹp đẽ. Tất cả những điều đó đã đưa “Lời tự thú của chiếc mặt nạ” trở thành tác phẩm tiêu biểu và quan trọng nhất của Mishima, bởi ngoài mặt ý nghĩa trong lịch sử văn học Nhật Bản, nó còn là tác phẩm nền tảng để hiểu các tiểu thuyết sau này của Mishima.

Từ khóa tìm kiếm