Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

 

 

 


      Trong cuốn sách này, Tiến sĩ Trần Thị Phương Hoa đã sử dụng nguồn tài liệu khá phong phú, trong đó có những tài liệu chưa từng được khai thác trước đó như: Tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội (Phông Toàn quyền Đông Dương - GGI, Thống sứ Bắc Kỳ - RST, Phông Sở Học chính Bắc Kỳ - HCBK, Tòa Đốc lý Hà Nội - MHN, Tòa Sứ Hà Đông - RHD); kết hợp với các công trình đã công bố ở các thư viện Trung ương và địa phương, các báo, tạp chí, chuyên khảo đã được xuất bản ở Việt Nam và nước ngoài.
      Với những nội dung tác giả đã trình bày, Giáo dục Pháp – Việt ở Bắc Kỳ (1884-1945) sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều luận cứ và tài liệu để khẳng định vai trò quan trọng của các trí thức được đào tạo từ nhà trường Pháp – Việt không chỉ trong việc tiếp nhận một nền giáo dục hiện đại mà còn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
-------------------
GIÁO DỤC PHÁP – VIỆT Ở BẮC KỲ (1884-1945)
Tác giả: Trần Thị Phương Hoa
Khổ sách: 16x24cm
Số trang: 288 trang


Chương IV: Giáo dục Pháp – Việt ở Bắc Kỳ từ năm 1930 đến năm 1945
      Trình bày sự phát triển của giáo dục Pháp – Việt ở Bắc Kỳ từ năm 1930 đến năm 1945. Trong giai đoạn này, các trường Pháp – Việt đã khá ổn định về mặt tổ chức. Tuy nhiên về mặt xã hội, đây lại là giai đoạn có nhiều biến động: cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối những năm 1920, đầu những năm 1930, phong trào cách mạng ở Việt Nam, phong trào mặt trận nhân dân Pháp với những chính sách cởi mở về chính trị - xã hội và đặc biệt, chiến tranh thế giới thứ Hai bùng nổ năm 1939 và tình thế cách mạng giải phóng dân tộc mở ra phong trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Cuộc cách mạng diễn ra trên cả ba mặt trận: chính trị, kinh tế, văn hóa, trong đó có vai trò quan trọng của các giáo viên học sinh trường Pháp – Việt trong thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.


Chương III: Giáo dục Pháp – Việt ở Bắc Kỳ từ năm 1917 đến năm 1930
      Trình bày giai đoạn phát triển quan trọng nhất của giáo dục Pháp – Việt từ năm 1917 đến năm 1930. Mở đầu cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai của Albert Sarraut với việc giới thiệu nội dung của Bộ Học chính Tổng quy và sau đó là những điều chỉnh của Martial Merlin và Alexandre Varenne. Đây là giai đoạn các trường Pháp – Việt hoàn thiện về hệ thống sau rất nhiều thay đổi.


Chương II: Giáo dục Pháp – Việt ở Bắc Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1917
      Giới thiệu sự hình thành chính thức của giáo dục Pháp – Việt ở Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX, những văn bản pháp lý quan trọng liên quan tới tổ chức, các cơ quan quản lý, hệ thống trường Pháp – Việt, vị trí của trường học này trong toàn bộ hệ thống giáo dục ở Bắc Kỳ. Phần quan trọng của chương dành cho việc trình bày cải cách giáo dục lần thứ nhất của Paul Beau và kết quả của cuộc cải cách này trong việc chuyển đổi các trường Nho giáo truyền thống thành các trường Pháp – Việt.

Giáo Dục Pháp - Việt Ở Bắc Kỳ (1884 - 1945)


Cuốn sách được trình bày thành 4 chương:
      Chương I: Những nhà trường Pháp – Việt ở Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
Mở đầu cuốn sách, tác giả trình bày một số vấn đề lý thuyết làm tiền đề cho việc Pháp xây dựng hệ thống trường Pháp – Việt ở Bắc Kỳ, trong đó có học thuyết của chủ nghĩa thực dân Pháp và ảnh hưởng của nó đến chính sách giáo dục ở Bắc Kỳ. Những trường học Pháp – Việt đầu tiên được xây dựng trên bối cảnh xã hội phong kiến thực dân ở Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX cũng được mô tả trong chương này.

GIÁO DỤC PHÁP – VIỆT Ở BẮC KỲ (1884-1945)
      Văn hóa và giáo dục Việt Nam đã trải qua hai biến cố quan trọng trong lịch sử: lần đầu tiên vào thế kỷ XI, khi Nho giáo chính thức được chấp nhận và dần thâm nhập vào đời sống tinh thần cũng như học vấn của người Việt; lần thứ hai diễn ra sau đó chừng tám thế kỷ, khi văn hóa và giáo dục Pháp theo gót đội quân viễn chinh tràn vào nước ta. Nền giáo dục kiểu mới ở Việt Nam được hình thành trong làn sóng hiện đại hóa, Âu hóa ấy như một trào lưu không thể cưỡng nổi diễn ra khắp châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
      Ra đời trong bối cảnh thực dân, sự hình thành và phát triển của giáo dục kiểu mới ở Việt Nam có một số đặc điểm lý luận và thực tiễn cần được tìm hiểu nghiên cứu. Đó cũng chính là động lực cho sự ra đời cuốn sách Giáo dục Pháp – Việt ở Bắc Kỳ (1884-1945) của Tiến sĩ Trần Thị Phương Hoa.

Từ khóa tìm kiếm