Tải sách – Download sách Bộ 3 cuốn tản văn từ thiên nhiên chiêm nghiệm về cuộc đời: Kể Chuyện Nắng Mưa - Hạt Nắng Bồ Đề - Hoa Vàng Dọc Bờ Suối của tác giả . thuộc thể loại Truyện ngắn - Tản văn - Tạp Văn Việt Nam miễn phí định dạng PDF, EPUB, MOBI.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Và đối với người viết, đó là món quà tặng vô giá dù tôi vẫn mãi chẳng phải nhà văn, chẳng có nhà to, tiền tỉ, xe hơi… Biết ơn bạn đã tặng quà, bạn nhé!”

Tôi mong bạn sẽ đọc, sẽ “tưới tắm” giùm thêm cho “cây đời” của tôi bằng nụ cười, bằng muôn nỗi yêu thương, bằng những đồng cảm, sẻ chia ấm á

““Cây đời” của tôi chỉ giản dị, khiêm nhường thế thôi. Tôi trao nó vào tay bạn.

Nếu gốc tốt, cây tốt kèm điều kiện khí hậu thì hoa sẽ nở rất đẹp. Đây cũng là thông điệp về giáo dục mà tác giả muốn trao tặng cho bạn đọc. Nếu đủ yêu thương, nếu đủ chân thành với những người xung quanh, bạn đã tạo được những phép màu. Và dưới đây là những lời mà tác giả nhắn nhủ:

Và “cây đời” từ “Cội rễ xanh tươi”, từ “Thân cành thương mến” đã kịp trổ ra “Hoa nở đúng mùa”. Ấy là những trang tác giả viết về con trai, luôn dễ thương, hiểu và thương bố.

Phần “Cội rễ xanh tươi” viết về bố mẹ của tác giả. Tác giả chia sẻ:  “Bố mẹ đã ủ men một thứ rượu tinh thần trong tôi với ước mong cùng với tháng năm chưng cất thành bình rượu quý. Dù chỉ là những người nông dân nghèo, ít học nhưng bố mẹ đã tạo nên tôi bằng lòng nhân hậu, bằng nụ cười, bằng sự hy sinh gắng gỏi lặng thầm trải dài theo thời gian, nắng mưa, gian khó. Và sau này khi tôi cưới vợ, phần “Cội rễ xanh tươi” của tôi có thêm cả bố mẹ vợ - những người mà tôi cũng nhất mực yêu thương, kính trọng.”

Cuốn sách gồm 3 phần: Cội rễ xanh tươi, Thân cành thương mến, Hoa nở đúng mùa.

Đó là lời tâm sự của tác giả Đỗ Xuân Thảo. Đúng thật, anh vốn dĩ rất đơn giản. Khi đọc những cuốn sách của anh, cảm nhận anh giống như người họa sỹ tự tay vẽ nên những trải nghiệm của mình, những khoảnh khắc của mình, những dấu ấn của mình thành những “cây đời”. Cuốn tản văn “Hoa vàng dọc suối” là một trong những “cây đời” ấy.

---- Đỗ Xuân Thảo ----

Một đứa con trai dễ thương, hiểu và thương bố

Một đại gia đình với anh chị em, cháu chắt nội ngoại sum vầy ấm áp

Nhiều bạn bè thương yêu quý mến

Nhưng tôi lại có:

Không có xe hơi…

Không có nhà to

Không có bạc tỉ

Và tôi:

Là “sản phẩm” có nguồn gốc nông dân chính hiệu

Là giảng viên của một trường đại học

Là gã đàn ông tuổi ngoại ngũ tuần

  • Hoa Vàng Dọc Bờ Suối

Tôi:

Do những thiện duyên ấy mà cuốn sách này ra đời. Nếu độc giả có chút an lạc, chút thích thú thì đấy là những cảm ứng của mình với vùng đất Phật, với giáo lý vi diệu Phật Đà. Xin hồi hướng công đức ấy cho chúng sanh mọi miền. Có gì không phải xin bỏ qua vì tôi chỉ là cây viết “tay ngang”, chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết.

[…]Ngoài ra, việc bạn đọc cầm trên tay tập sách gồm mười lăm tản văn ký sự hành hương huân tu này để đọc cũng là một nhân duyên hy hữu. Hiếm gì những cây viết tài ba đã nổi danh, sao không xem mà xem chi những lời lẽ luộm thuộm này. Thật quá hân hạnh cho tôi. Tôi xin đoan chắc rằng, những lời này viết ra thật lòng như điều mình nghĩ, như việc mình trải nghiệm, như lòng mình cảm nhận. “Lời quê chắp nhặt dông dài.” (thơ Nguyễn Du)

[…]Nhân duyên là như thế. Tôi sắp xếp dàn bài, cố viết mỗi tháng một bài vì trong một tháng tôi chỉ có bốn ngày thứ Bảy tạm gọi là rảnh. Năm ngày trong tuần thì đi làm, Chủ Nhật đi chùa. Mà thứ Bảy có khi cũng còn có những việc vặt vãnh khác phải giải quyết như đi chợ, cắt cỏ vườn, thay cái bóng đèn vừa bị cháy… Tôi đã cố gắng không ghi vào tập sách này các chi tiết về lịch sử hay mô tả Phật tích mà nghiêng về những câu chuyện, những xúc cảm của mình khi về miền đất Phật. Mục đích chỉ là san sẻ chút lòng thành với các thân hữu đã, đang và sẽ về thăm đất Phật. Hay cả những thiện hữu đang hướng tâm về đó. Chỉ vậy thôi.

Về nhà sau tám ngày ở khóa tu, tôi liền bắt tay chuẩn bị. Trước tiên là liên lạc với những vị có kinh nghiệm ở Ấn Độ để hỏi thăm. Sau khi gom góp vài chi tiết cần thiết, tôi báo cho sở làm lịch nghỉ và đặt mua vé máy bay đi New Delhi (vé nội địa Ấn Độ chưa có vì quá sớm, còn hơn một năm nữa). Làm gấp như vậy là để có thể dứt khoát, không cho một phương án B có cơ hội thành hình, để có thể chuyên chú chuẩn bị phần tâm linh cho chuyến đi. Nhờ vậy mà hai chúng tôi (sau đó hẹn thêm anh bác sĩ Long từ Úc) có mặt tại Ấn Độ vào ba tuần lễ cuối năm 2016.

Số là trong một khóa tu Phật thất ở chùa Bảo Quang Hamburg, khi đang niệm Phật và lạy sám hối, tôi chợt nảy ra ý tưởng rằng, kỳ nghỉ năm tới sẽ không đi du lịch mà phải đi đến Bồ Đề Đạo Tràng. Giờ nghỉ trưa, tôi gọi điện cho người bạn đời và cắt nghĩa là chúng tôi cần một không gian như thế để tập trung tâm ý vào việc tu tập. Tuy bất ngờ nhưng ý kiến được hoan nghênh ngay. Tôi cũng mừng là mọi việc trôi chảy nhanh chóng.

  • Hạt Nắng Bồ Đề

Tôi luôn tin tưởng sâu sắc vào lý nhân duyên. Mười lăm bài tản văn trong tập sách này có được là nhờ những duyên lành sau một chuyến hành hương huân tu tại Ấn Độ. Cũng có thể gọi là du ký hay ký sự hành hương.

Hãy cùng Khiết Phong bắt đầu một ngày bằng một bình trà mới, thơm ngát và tinh túy, sâu lắng! “Uống trà đi” là một câu thần chú, nó giúp tôi thức dậy mỗi khi bị thất niệm lãng quên hay những lúc bị chi phối bởi những dòng suy tư triền miên. (Uống trà đi)

Thi sĩ Khiết Phong nhạy cảm với thiên nhiên, với đất trời, với tình người, thì "uống trà" chẳng có gì khó hiểu, nhưng qua những buổi trà, khiến cho tâm hồn con người hướng thượng, thanh cao, tươi vui và sâu lắng mới là điều vị tu sĩ này muốn giãi bày: "Sự tĩnh mặc của không gian và cái vắng lặng của niệm khúc hàm chứa cả sự bình yên của tâm hồn. Bình trà xinh và nguyên cả khối lòng trinh nguyên son sắt ấy đích thực là cái chân-thiện-mỹ mà người lữ khách đã cảm nhận và cống hiến cho cuộc đời. (Một)

Có được sự tĩnh lặng, thanh thoát như thế là bởi, Khiết Phong luôn mở lòng mình ra với thiên nhiên, với con người. Là một tu sĩ Phật Giáo, lại ở xa xứ ắt hẳn có những nỗi cô đơn, cô độc trên hành trình tu tập của mình, Khiết Phong chìm đắm trong tình yêu bao la của Đức Phật: "Bụt biết không? Sáng nào cũng vậy, con thích nhất được ngồi bên Bụt với không khí tươi mới của buổi sáng. Đun ấm nước sôi để sẵn, đặt hai bình nước ngay ngắn bên án thờ Bụt. Thắp ngọn nến lên cho ấm căn phòng. Chiếc bình hoa bể lâu ngày nay con dùng làm lò xông trầm cũng được trang trí ngay trước Bụt. Con ngồi yên bên Bụt. Nhìn Người mỉm cười. Chỉ cần có thế thôi." (Trầm hương Lanka)Bên Bụt, để tâm sự, để sẻ chia, "Ngồi yên bên Bụt, nghe mưa và thưởng trà thì còn niềm vui nào bằng". Mọi tâm sự như được bày tỏ hết, từ niềm vui đến nỗi buồn, từ khó khăn cho đến thuận lợi trong cuộc sống, cho đến những tâm sự thầm kín nhất: "Ở Lanka,  vui lắm, con đến nơi đây, một nơi hoàn toàn mới, nhưng tâm tư con cảm nhận được sự bình dị quen thuộc của nơi này ngay từ lần đầu đặt chân đến. Kỳ lạ thật! Không có gì lạ lẫm trong mắt con cả, mọi thứ xung quanh gần gũi". Đặc biệt, trong tập tản văn này, ta sẽ thấy từ "trà” hay "uống trà" được lặp đi lặp lại rất nhiều.

Bộ 3 cuốn tản văn từ thiên nhiên chiêm nghiệm về cuộc đời: Kể Chuyện Nắng Mưa - Hạt Nắng Bồ Đề - Hoa Vàng Dọc Bờ Suối
Bộ 3 cuốn tản văn từ thiên nhiên chiêm nghiệm về cuộc đời: Kể Chuyện Nắng Mưa - Hạt Nắng Bồ Đề - Hoa Vàng Dọc Bờ Suối
  • Kể Chuyện Nắng Mưa

Khiết Phong là một tu sĩ Phật giáo còn rất trẻ (sinh năm1985), nhưng sở hữu một văn phong khá "già dặn". Tập tản văn này là những chiêm nghiệm về đời sống tâm linh, về tu hành; những rung cảm trước thiên nhiên hữu tình, trước con người, trước đất trời, vạn vật.Nói về đau khổ và đối diện với đau khổ, Khiết Phong viết: “Can đảm nhìn nhận khổ đau qua sự kinh khiếp về vô thường sẽ giúp ta chạm tới được cái thấy chân thực về vạn hữu. Rằng mọi thứ đang không đứng yên như ta tưởng, như chiều quay tròn của Trái Đất đang bị chi phối bởi định luật chuyển dời, hay một hơi thở vào bắt buộc phải có một hơi thở ra. Mỗi phút giây trôi đi trong dòng chảy thời gian, dường như là một món quà vô giá được ban phát bởi chính tự thân của những ai được nhận lấy.” (Tuyệt đỉnh của tự do)Hay nói về tu tập, thiền quán: “Hồng trần một cõi, bụi thời gian đan kín khắp hết các lối. Những đôi gót son dịu dàng mềm mại cứ lẽo đẽo theo tôi chẳng nề lao khó, chẳng kể tháng năm. Chúng cứ theo chân nhau đến rồi đi. Theo tôi từ đỉnh núi này đến hết những vùng không gian vô tận vô biên giới kia.” (Bụi hồng lẽo đẽo Chân Như)

Từ khóa tìm kiếm