Giáo Trình Máy Cắt Kim Loại

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Lịch sử phát triển của máy cắt kim loại bắt đầu vào đầu thế kỷ XVII, mặc dù các máy cắt gọt vật liệu đã ra đời trước đó rất lâu: từ thời kỳ tiền sử, con người đã biết chặt, bào, đục khoan gỗ, đá và các vật liệu kim loại và phi kim loại để tạo ra các vật dụng cần thiết cho đời sống sinh hoạt và chinh phục tự nhiên.
Ở các nước công nghiệp phát triển, cắt gọt kim loại bắt đầu vào nửa sau của thế kỷ XVIII, trước đó chưa tồn tại các máy công cụ theo đúng nghĩa của nó. Vào tháng 10 năm 1760 Richard Reynolds đã đưa ra một số vấn đề mà nền sản xuất lúc đó phải đương đầu; việc gia công kim loại bằng dụng cụ cắt, năng suất cắt gọt cũng như độ bóng, độ chính xác gia công, ông đã đưa ra một mô hình máy gia công chi tiết có dạng lồ trụ cho xi lanh của động cơ hoi nước bằng đồng dài 9 feet, đường kính 28 inch. Đến năm 1776, khi James Watt chế tạo thành công máy hơi nước thì vấn đề đặt ra là cần phải chế tạo được các xi lanh có độ chính xác và độ bóng nhất định. Các xi lanh hơi nước lúc đó được chế tạo bằng thép lá cuộn và đã cố gắng sử dụng các vật liệu phi kim loại như vải, da, để làm kín khít cho cơ cấu đều vô vọng. Cho đến khi John Wilkinson phát minh ra máy cắt kim loại đầu tiên là máy doa nằm ngang thì vấn đề mới được giải quyết và máy hơi nước của James Watt mới thực sự hoàn thiện.
Nga hiện nay và Liên Xô trước đây đã đặt ra chiến lược phát triển công nghiệp nặng mà đặc biệt là công nghiệp cơ khí. Nước Nga trước Cách mạng Tháng Mưòd năm 1917 vẫn chủ yếu là nhập khẩu máy công cụ của các nước phương Tây (cho đến năm 1908 thì nước Nga mới có khoảng 75.000 máy công cụ) nhưng cho đến những năm 1980 đã có khoảng 3.000.000 máy công cụ. Có thể nói các công trình nghiên cứu về cơ sở cắt gọt kim loại và máy công cụ của Liên Xô cũng như sự phát triển của ngành chế tạo máy đứng hàng đầu thế giới.
Ngày nay, tên gọi máy cắt kim loại gắn liền với máy công cụ, các máy công cụ tạo ra nền móng cho công nghiệp cơ khí. Máy công cụ tạo ra nền móng cho mọi ngành công nghiệp và được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp cho mọi sản phẩm của nền văn minh hiện đại.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI mà đặc biệt là những tiến bộ vượt bậc về công nghệ thông tin, vật liệu mới và các phương pháp gia công kim loại khác như: gia công bằng tia lửa điện, tia laser, chùm tia điện tử, hồ quang điện, với tính năng ưu việt về độ chính xác, độ bóng bề mặt, năng suất gia công cũng như tính đa dạng của vật liệu gia công thì gia công bằng cắt gọt vẫn chiếm vị trí đầu. Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, kết cấu máy, dụng cụ cắt, vật liệu mới, công nghệ thông tin đưa vào hệ thống máy công cụ giúp nâng cao độ chính xác, tính linh hoạt và khả năng điều khiển. Độ chính xác gia công ở các máy công cụ hiện đã tăng rất nhiều: các máy gia công thế hệ mới cho phép cắt gọt được các vật liệu rất cứng như họp kim cứng với độ chính xác tới 10 nm, nhấp nhô bề mặt 5 nm. Các nhà khoa học đã tiên đoán “Nếu thế kỷ XX là thế kỷ của công nghệ Micron thì thế kỷ XXI là thế kỷ của công nghệ Nano”, điều này không chỉ với công nghệ sinh học như quan niệm phổ thông, mà công nghệ gia công cơ khí vẫn luôn đi trước một bước.
Xu hướng phát triển hiện nay của máy công cụ (MCC) là nằm trong sự phát triển của công nghệ điều khiển, công nghệ cơ - điện tử, từ điều khiển tối ưu đã tới giai đoạn điều khiển thích nghi và hiện nay đang trong giai đoạn phát triển điều khiển thông minh. Các máy công cụ hiện nay có xu hướng hoàn thiện kết cấu theo sự phát triển các trung tâm gia công: phay - khoan, tiện - phay, với số trục được điều khiển lên tới 8, cùng với sự phát triển của các máy vạn năng nhưng có tính linh hoạt, độ chính xác gia công cũng như độ ổn định cao với tốc độ cắt không ngừng tăng.

Từ khóa tìm kiếm